Theo thống kê của Sở LĐTBXH TP.Cần Thơ, trên địa bàn hiện có gần 7.900 người khuyết tật (NKT), chiếm tỉ lệ 0,68% dân số, trong đó 44,81% sinh sống ở vùng nông thôn.
Thực hiện Pháp lệnh về người tàn tật, việc chăm sóc sức khỏe, cung cấp dụng cụ hỗ trợ, tổ chức dạy nghề và tạo điều kiện cho NKT hành nghề là những nội dung ưu tiên hàng đầu. Song, trên thực tế, việc dạy nghề cho NKT hãy còn nhiều khó khăn. Trao đổi với Trang ĐBSCL Báo Lao Động, ông Tiêu Minh Dưỡng - Trưởng phòng Quản lý đào tạo nghề, Sở LĐTBXH TP - cho biết:
Cơ sở “Nhịp Cầu” của Hội NKT TP.Cần Thơ - nơi đầu tiên dạy nghề và giải quyết việc làm cho NKT - trong buổi đầu xây dựng. Ảnh: L.V.T
Năm 2004, TP có 1 cơ sở dạy nghề của NKT kết hợp với sản xuất, kinh doanh, nhưng chỉ dạy nghề thủ công mỹ nghệ, hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng 20 lao động. Đến năm 2008, Cần Thơ đã có 2 cơ sở dạy nghề và giải quyết việc làm cho NKT. Tính chung, sở đã hỗ trợ mở 11 lớp dạy nghề thêu, đan thảm, đan nhựa, tin học ... cho gần 350 học viên bị mù, câm, điếc.
Các cơ sở dạy nghề cho NKT đều thiếu vốn, cơ sở vật chất nghèo nàn, trang thiết bị dạy nghề chưa đúng quy cách. Bên cạnh đó, đa phần lực lượng giáo viên dạy nghề đều chưa qua đào tạo chính quy, từ đó chưa đảm bảo đúng quy chuẩn.
´ Vậy làm thế nào để khắc phục, thưa ông?
Vừa qua, Tổng cục Dạy nghề, Bộ LĐTBXH đã hỗ trợ tập huấn nghiệp vụ 30 giáo viên dạy nghề cho NKT. Con số này hãy còn quá khiêm tốn so với nhu cầu thực tế. Đây cũng là tình trạng chung của khu vực ĐBSCL. Hướng tới, ngoài việc hỗ trợ kinh phí thành lập thêm cơ sở dạy nghề cho NKT, mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên dạy nghề cho NKT, sở sẽ cố gắng liên kết với các cơ quan chức năng chiêu sinh, chọn giáo viên dạy nghề cho NKT là những người có trình độ, năng lực, nhất là nhiệt tình, kiên trì bởi NKT là đối tượng đặc biệt của xã hội, cần đáp ứng tâm sinh lý cá biệt của từng học viên.
Nguồn: laodong.com.vn